Những cách "hack" não bộ khiến con người sung sướng
Cuộc sống trở nên hoàn hảo hơn với những phương pháp nghiên cứu rèn luyện cho bộ não có 1-0-2 dưới đây…
Con người dùng trí não để nghiên cứu về chính cơ thể, về hệ thần
kinh của mình. Có lẽ vì thế mà ngay cả khi khoa học đã đạt được những
thành công to lớn, bộ não vẫn
luôn là thứ gì đó bí ẩn, quái dị với chúng ta. Dù vậy, điều này không
thể ngăn cản khao khát điều khiển, khống chế bộ não hoàn toàn của con
người…
3 nghiên cứu dưới đây của các nhà khoa học đã chứng minh việc "hack" não bộ có thể khiến con người cảm thấy "sung sướng" hơn.
1. Ngủ 2 tiếng một ngày
Suy
nghĩ thông thường của tất cả chúng ta là một ngày phải ngủ ít nhất 8
tiếng để đạt được sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên, có một điều khác chúng
ta không biết, đó là não bộ không cần quá nhiều thời gian để thư giãn
như vậy.
Trên
thực tế, trong giấc ngủ của bạn, chỉ 1 giờ 30 phút đầu tiên trong tổng
thời gian là phục vụ quá trình nghỉ ngơi, hồi phục của não. Đó gọi là
giấc ngủ REM. Phần thời gian còn lại của giấc ngủ chỉ giúp các cơ bắp to
lên mà thôi.
Vì vậy mà một số nhà khoa học đã
nghĩ ra phương án tiết kiệm thời gian ngủ mà vẫn giúp bạn tỉnh táo, làm
việc hiệu quả hơn, gọi là: the Uberman Sleep Schedule.
Theo
đó, phương pháp này yêu cầu bạn bắt đầu đi ngủ lúc 8 giờ tối, thức dậy
lúc 8h30 phút và lại đi ngủ vào 12 giờ đêm trong vòng 30 phút. Lặp đi
lặp lại việc làm ấy cứ 4 giờ một lần. Như vậy, tính ra một ngày bạn ngủ
chỉ khoảng 2 tiếng đồng hồ và trí óc vẫn sẽ minh mẫn như ngủ 8 tiếng.
Giống như mọi thói quen, phương pháp này 100% sẽ làm đảo lộn những sinh hoạt bình thường của bạn hiện nay trong thời gian đầu.
2. Mơ những gì bạn muốn
Trong
trường hợp bạn vẫn trung thành với việc ngủ 8 tiếng một ngày, chúng ta
có một giải pháp khác để tận dụng thời gian khi ngủ, đó là mơ. Và hãy mơ
những gì bạn muốn...
Điều
tưởng chừng như không thể đó hóa ra lại hoàn toàn làm được. Chỉ cần
trước lúc ngủ, bạn hãy lẩm nhẩm những gì bạn muốn mơ trong giấc ngủ liên
tục và rồi… bạn sẽ thiếp đi trong giấc mơ về điều bạn mong muốn. Hãy
rèn một thói quen suy nghĩ tích cực hoặc vẽ ra những điều tốt đẹp mà bạn
muốn mơ mỗi ngày.
Phương
pháp này dựa vào cơ sở khoa học. Sự khác nhau cơ bản giữa giấc mơ và
đời thực chung quy chỉ là sự tham gia của các bộ phận khác trong cơ thể
mà thôi.
Trong giấc mơ, não bạn hoạt động thậm
chí còn nhiều hơn so với khi thức. Vì vậy, rèn luyện mỗi ngày phương
pháp trên sẽ giúp cá nhân cải thiện suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn. Khi
thức dậy mỗi buổi sáng với một giấc mơ đẹp, hẳn là bạn sẽ cảm thấy
“sung sướng” biết chừng nào.
3. Thay đổi kí ức quá khứ
Nếu
cả hai phương án trên đều không phù hợp, bạn có thể có lựa chọn thứ ba,
nhẹ nhàng và ít tốn sức hơn: thay đổi kí ức về quá khứ.
Điều
này nghe hơi phi lý bởi quá khứ là những điều đã xảy ra, làm sao thay
đổi được chúng? Bí quyết nằm ở cách mà ta nhận thức nó mà thôi.
Nghiên
cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khi ta nhớ lại ký ức tuổi thơ, có rất
nhiều điều trong đó là sai sự thật, thậm chí là chúng ta chẳng hề trải
qua nó.
Nguyên
nhân là vì não bộ không ghi nhớ toàn bộ những câu chuyện kí ức mà chỉ
giữ lại thông tin tối quan trọng mà thôi. Khi nhớ lại, chúng ta xâu
chuỗi những mảnh ghép ấy thành một câu chuyện theo hoàn cảnh hiện tại,
dẫn đến những dị bản phi thực tế. Hoặc một lý do khác, chúng ta được
nghe những câu chuyện tương tự từ bạn bè, những người xung quanh và
tưởng rằng nó là của chính mình.
Khó quá, quá khó!
Trả lờiXóaVâng , chuyện không tưởng với VN .
Xóa