Pages - Menu- inbox

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Bí ẩn loài "quái vật" ngao

alt
Bí ẩn loài "quái vật" ngao khổng lồ nặng 300kg


Ngao khổng lồ có tên khoa học là Tridacna gigas, là loài thân mềm hai vỏ, có trọng lượng lớn nhất thế giới, được phát hiện năm 1521.
Chúng phân bố chủ yếu ở vùng biển ấm Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Người ta phát hiện chúng ở độ sâu khoảng 20m so với mặt nước biển, nơi có rạn san hô.
Bí ẩn loài
Ngao khổng lồ nếu được sinh trưởng trong môi trường thuận lợi có thể đạt kích cỡ cơ thể 1,5m, nặng 3 tạ. Vì có kích cỡ cơ thể khổng lồ, nặng nề, nên khi mới 10 ngày tuổi, chúng đã quyết định lựa chọn cho mình địa điểm để "an tọa". Khi đã chọn được địa điểm phù hợp, thì chúng sẽ "an cư lạc nghiệp" tại đó suốt đời.
Điều khó tin nữa là loài ngao này sống cực thọ. Vòng đời của ngao khổng lồ tới 100 năm tuổi. Ngao khổng lồ có màu sắc vô cùng sặc sỡ, mỗi con mang một màu sắc, hoa văn khác nhau. Bạn không thể tìm được con thứ hai có màu sắc trùng lặp.
Bí ẩn loài
Ngao khổng lồ có thể đạt kích cỡ đáng kinh ngạc như vậy là nhờ hút chất đường và protein tạo ra bởi hàng tỷ sợi rong biển sống trên cơ thể của chúng.
Ngoài ra, chúng còn ăn các sinh vật phù du trong nước. Chúng hút tất cả các loài có trong nước vào cơ thể khổng lồ, rồi thổi nước ra, giữ lại chất hữu cơ.
Bí ẩn loài
Ở một vùng biển cạn khi thủy triều xuống, có nhiều ngao khổng lồ, người ta có thể thấy những cột nước phun lên rất cao, đó là do ngao khổng lồ đang lọc nước lấy thức ăn.
Là một loài sinh vật lưỡng tính, từng cá thể ngao có thể tự thực hiện quá trình đẻ trứng và phóng tinh vào nước. Trứng được thụ tinh ở môi trường bên ngoài. Khi thành con non, chúng sẽ bơi lơ lửng trong nước như những phù du khác.
Bí ẩn loài
Có nhiều truyền thuyết cho rằng ngao khổng lồ đã ăn thịt người. Có một câu chuyện tả cảnh chúng nuốt chửng một thợ lặn vào bên trong hai nắp  khổng lồ. Tuy nhiên các nhà khoa học lên tiếng giải oan cho loài ngao khổng lồ này.
Họ cho rằng: "Việc loài ngao này đã ăn thịt một ai đó là không thể xảy ra, vì tốc độ khép vỏ của chúng rất chậm". "Hơn nữa, nếu ai đó vô tình rơi vào miệng chúng, với bộ máy tiêu hóa giản đơn của ngao cũng khó lòng "xử lý" được thức ăn là con người".
Bí ẩn loài
Có lẽ vì quá bất ngờ, sợ hãi trước thân hình khổng lồ của loài ngao này mà dân chúng nơi đó đã nghĩ ra câu chuyện không hay về chúng. Hiện người ta cũng chưa tìm thấy bất cứ bằng chứng nào về việc loài ngao khổng lồ này ăn thịt người.
Loài ngao này không chỉ có thân hình khổng lồ, mà thịt chúng có giá trị cao. Người ta dùng vòi, thịt ngao chế biến nhiều món ăn ngon mà người dân bản địa vô cùng yêu thích.
Bí ẩn loài
Ngoài ra, người ta còn dùng vỏ của chúng làm đồ trang trí, nghiền bột làm kem dưỡng da, thậm chí còn dùng làm bồn tắm cho trẻ nhỏ.
Vì bị khai thác ồ ạt nên số lượng của loài ngao này đã suy giảm ở mức báo động. Các nhà sinh vật học đang tiến hành nghiên cứu nhân giống, gây nuôi, nhằm bảo tồn loài ngao quý hiếm nà

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Huế - Đà Nẵng trong bộ ảnh màu 50 năm trước

   Thời gian có thể làm thay đổi nhiều thứ nhưng nét thâm trầm, lắng đọng của dải đất miền Trung vẫn là nỗi nhớ khôn nguôi của bao người.

Mới đây, trang Swan Point Studio đã chính thức công bố những hình ảnh của nhiếp ảnh gia quốc tế ghi lại Huế - Đà Nẵng những năm 1970.
Những bức ảnh màu cực hiếm này đã ghi lại đời sống của hai địa danh miền Trung đầy nắng và gió cách đây gần 50 năm giúp người xem có thể hình dung lại một thời để nhớ.
Huế

 Xích lô năm 1970 tại Huế.
Xích lô năm 1970 tại Huế.
Huế - Đà Nẵng đẹp ngỡ ngàng trong bộ ảnh màu 50 năm trước

 Nữ sinh Huế.
Nữ sinh Huế.

 Vẻ đẹp tinh khôi bên áo dài của những cô gái Huế.
Vẻ đẹp tinh khôi bên áo dài của những cô gái Huế.

 Một cảnh giặt đồ bên sông Huế.
Một cảnh giặt đồ bên sông Hương.

 Ngư dân bắt cá.
Ngư dân bắt cá ở Lăng Cô.

 Thuyền nhỏ ven sông.
Thuyền nhỏ ven sông.

 Một ngôi chùa làng tại vùng nông thôn ở Huế.
Một ngôi chùa làng tại vùng nông thôn ở Huế.

 Một khách sạn tại Huế bị đánh bom.
Một khách sạn tại Huế bị đánh bom.

 Một hiệu cắt tóc.
Một hiệu cắt tóc.

 Những căn nhà thuyền tại Huế.
Những căn nhà thuyền tại Huế.

 Nữ sinh Huế trên chiếc xe máy hiện đại thời đó.
Nữ sinh Huế trên chiếc xe máy hiện đại thời đó.

 Cảnh thanh bình tại một khu phố ở Huế.
Cảnh thanh bình tại một khu phố ở Huế.
 Đà Nẵng

 Phòng nhạc tại Đà Nẵng.
Phòng nhạc tại Đà Nẵng.

 Thuyền Mỹ sửa chữa tại cảng Đà Nẵng.
Thuyền Mỹ sửa chữa tại cảng Đà Nẵng.

 Nụ cười trẻ thơ tại bến thuyền.
Nụ cười trẻ thơ tại bến thuyền.

 Xóm chài.
Xóm chài.
Huế - Đà Nẵng đẹp ngỡ ngàng trong bộ ảnh màu 50 năm trước
 

 Một mái nhà đặc trưng ở nông thôn thời đấy.
Một mái nhà đặc trưng ở nông thôn thời đấy.

 Nhà đình quây quần chuẩn bị bữa cơm trưa.
Nhà đình quây quần chuẩn bị bữa cơm trưa.
Huế - Đà Nẵng đẹp ngỡ ngàng trong bộ ảnh màu 50 năm trước
 

 Cư dân chuẩn bị ra biển. Mỹ Khê - Đà Nẵng.
Cư dân chuẩn bị ra biển. Tam Hải- Núi Thành
Huế - Đà Nẵng đẹp ngỡ ngàng trong bộ ảnh màu 50 năm trước
 

 Những ngày này ngoài biển vẫn có thể bắt gặp những con tàu tuần tra của Mỹ.

Những ngày này ngoài biển vẫn có thể bắt gặp những con tàu tuần tra của Mỹ.

Sưu tầm ......

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Bãi biển Hoành Sơn

Bãi biển Hoành Sơn hoang sơ tuyệt đẹp
Tôi dự kiến kết thúc chặng đường các tỉnh phía bắc Trung Bộ tại Đèo Ngang, điểm cuối cùng của Hà Tĩnh, nơi tiếp giáp Quảng Bình. Nơi đây - Hoành Sơn đã từng là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành trong lịch sử.
Đèo Ngang là con đèo vượt dãy Hoành Sơn, là một chốt hiểm yếu trên con đường thiên lý Bắc – Nam. Đèo Ngang nổi tiếng không chỉ vì yếu tố lịch sử mà còn là một thắng cảnh nổi tiếng của dải đất miền trung đầy nắng gió. Trên đỉnh đèo có Hoành Sơn Quan, được xây từ thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn, vẫn đứng sừng sững qua bao mưa nắng thời gian cho tới bây giờ… Đèo Ngang đã trở thành một huyền thoại đi vào văn chương, thi ca.

Tìm một chặng nghỉ chân trước khi vượt qua con đèo và dãy Hoành Sơn, tôi đã dừng lại ở bãi biển Hoành Sơn. Nằm ngay dưới chân đèo Ngang, đúng hơn là nằm ngay ngã ba từ tuyến quốc lộ 1A đi sát biển phân nhánh – một nhánh lên đèo theo con đường xưa cả ngàn năm, một nhánh đi xuyên hầm Đèo Ngang qua núi, bãi biển Hoành Sơn hoang sơ và lẩn khuất…
Bình minh trên bãi biển Hoành Sơn, biến vắng trong ánh ban mai
Chỉ có những con sóng tràn lên bờ cát, lên những bãi đá. Phía xa là dải Hoành Sơn xanh mờ nhô ra biển
Bãi Hoành Sơn thuộc địa phận xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh – cách chân đèo Ngang chưa tới 2km (theo hướng quốc lộ Bắc – Nam), phía bên kia là địa phận Quảng Bình. Có lẽ ở nơi “tận cùng” này, mọi thứ vẫn còn hoang sơ như con đèo và dãy Hoành Sơn hùng vĩ.
Bãi biển Hoành Sơn được dãy núi bao bọc che chở nên kín đáo và lặng gió; nước trong, xanh ngắt. Nơi đây thừa hưởng khí hậu cũng như phong cảnh của cả biển và núi rừng. Ở bãi biển có thể nhìn thấy dãy Hoành Sơn – dãy núi chạy từ dải Trường Sơn – kéo ra tận biển Đông. Ở đó cũng có những bãi đá lô xô lan từ núi ra biển như như bãi “đá nhảy” như nhiều bãi biển miền Trung…
Thấp thoáng bóng dáng những ngư dân
 
Bãi biển Hoành Sơn nhỏ, hẹp, không thể là những bãi tắm hoành tráng mang tính công nghiệp du lịch ở miền trung như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An)… nhưng lại gây ấn tượng bởi sự hùng vĩ và hoang sơ của thiên nhiên, sự giản dị của cuộc sống con người.
Khi con sóng rút đi…
 
Buổi chiều, biển như bình yên và buồn hơn
 
Con thuyền cô đơn cũng đang ngơi nghỉ
 
Bãi đá và những mảng rêu cũng lặng lẽ
Bãi biển Hoành Sơn chắc chắn sẽ hấp dẫn những người ưa phiêu lưu, khám phá. Thử xem, một buổi chiều trên bãi biển, trời man mác, không có ai và bất chợt một… đàn bò hiện ra. Dải Hoành Sơn đâm ra biển xanh mờ, những con sóng chồm lên bãi đá… Và thử xem, buổi chiều lên con đèo và xuống khi trời muộn; vẳng nghe thơ Bà Huyện Thanh Quan: “Một mảnh tình riêng ta với ta…”.
Một bức tranh của biển để lại
 
Đàn bò thủng thẳng đi về…