Pages - Menu- inbox

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Hình ảnh hài hước ở Sài Gòn mùa nước ngập

Người Sài Gòn thường xuyên phải chống chọi với nước ngập trên nhiều tuyến phố nhưng trong những hoàn cảnh đó, họ vẫn vô tư xem nó như một phần tạo nên một Sài Gòn riêng.


 
Vất vả, bì bõm dắt xe qua "phố sông" nhưng người Sài Gòn vẫn nở những nụ cười tươi khi phóng viên chụp ảnh.
 
 
Những cú bổ nhào bất ngờ trong biển nước, chủ nhân phương tiện vẫn vui cười đứng dậy đi tiếp.
 
 
Vô tư khi "nước ngập đến chân".
 
 
Lưu giữ khoảnh khắc xe của mình bị ngâm nước và đứng trong xế của công ty chụp ảnh mọi người đang bì bõm trong biển nước.
 
Chú chó này được chủ bồng qua dòng nước đen mà không bị ướt một sợi lông.
 
Trong khi một chú khác bị mưa, sóng nước làm ướt sũng hết lông, phải đứng lánh cùng chủ trên cao.
 
 
Hai cô gái trong trang phục áo dài truyền thống cùng lội qua nước ngập trên đường Đồng Đen và Hòa Bình.
 
 
Cùng đẩy xe chết máy vượt qua dòng nước.
 
 
Trẻ em Sài Gòn trải nghiệm "lũ lụt".
 
Bán cơm...
 
...và vừa ăn cơm vừa ngắm phố sông. Đây mới là "cuộc sống đích thực".
 
 
Teen Sài Gòn thích thú với ngập nước, không ít bạn sẽ chia sẻ trên mạng xã hội của mình sau những lần "bơi" giữa phố Sài Gòn như thế này
 
Xe cấp cứu chết máy giữa dòng nước, bệnh nhận được chuyển sang xe khác ngay giữa biển nước.
 
Một phụ nữ và chiếc xe máy được những "người vận chuyển" đưa qua điểm ngập nước
 
Rất mạnh mẽ vượt qua biển nước.
 
Nhưng nhiều người cũng rất tự tin, nhẹ nhàng vượt qua sóng nước
 
Bịt mũi khi dòng nước cống đen ngòm bốc mùi hôi thối.
 
Vượt qua biển nước bằng con đường này đòi hỏi khả năng khéo léo rất cao.
 
Một sinh viên chở đá lạnh bị té, xách 2 bao không về khi 2 bao nước đá mát lạnh được hòa vào dòng nước cống đen ngòm.
 
Đứng canh xế hộp chờ hỗ trợ.
 
Một phụ nữ "may mắn" trong nước ngập khi nhặt được 2 chiếc áo mưa của người đi đường bỏ rơi.
 
Trải nghiệm thú vị về ngập nước ở Việt Nam của một khách du lịch nước ngoài trước Công viên Đầm Sen.
 
Huy động nhân viên dùng bao cát bảo vệ quán.
 
Cả nhà ngăn nước.
 
Nước vào bao nhiêu hì hục múc ra bấy nhiêu.
 
Múc không xuể thì dùng máy bơm cho khỏe.
 
Khói xe máy, ô tô lan tỏa khắp khu vực sau khi vượt qua dòng nước lớn không thành công.
 
 
 - Lê Quang Thọ
 

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013


CHỈ LÀ MỘT NẮM TRO

          “Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được. Từ đó tôi có một cảm nhận riêng, xin được chia sẻ với tất cả các bạn đồng tu nắm tro này.       
   Vì là nữ nên Hòa Thượng sắp xếp ở thiền viện ni tức Linh Chiếu. Cụ lớn tuổi nên không nhập chúng, mà ở cái thất trong khuôn viên thiền viện do Hòa Thượng cất cho. Vì thế chúng tôi xem cụ như một thiền sinh ni của viện. Cụ rất siêng tu, không bao giờ lơi lỏng, tự lực lo cho mình mọi việc, ít làm phiền đến chư Ni. Năm 91 tuổi cụ vẫn tự quét nhà, rửa chén, giăng mùng, không phải nhọc nhằn ai, sáng suốt minh mẫn và rất dễ thương. Đến 92 tuổi cụ mất, ra đi hết sức nhẹ nhàng, không giật mình giật mẩy, không làm kinh động đến đại chúng.       
   Khi được tin cụ yếu, tôi sang thăm. Cụ nhìn tôi quá đổi hiền lành rồi khép nhẹ đôi mắt, đi hồi nào tôi không hay. Thiền viện lo hết chuyện hậu sự. Hỏa táng xong, buổi chiều tôi cùng chư ni đi lấy cốt. Phần xương cho vào hũ đem về nhập tháp Liên Hoa tại Thường Chiếu, còn lại phần tro quý cô hốt vô bao ni lông đem đến cầu Long Sơn - Bà Rịa.         
 Tại đây tôi được chư huynh đệ chỉ cho dãy núi Long Sơn thật trầm mặc nằm sâu lắng bên trong. Dòng sông trước mắt cũng trôi chảy yên ả quá chừng, làm như không có chuyện gì phải buồn phải vui. Sạch và trong  vắt. Tôi thật bất ngờ về một miền đất gần gũi với mình. Ở đó có một dòng sông tinh khiết, yên tĩnh, như không hề bận tâm tới chuyện phố thị rộn ràng bên ngoài.         
 Huynh đệ chia nhau nắm tro sau cùng của người pháp lữ cao niên rải xuống dòng sông. Nắng chiều óng ánh chiếu xuống màu áo lam, màu xám tro, màu sông nước, màu trái tim huynh đệ lần chia tay. Đẹp và cảm động vô cùng. Khi tôi bốc nắm tro rải xuống, bụi tro bay bay trong hư không, từ từ tan loảng rồi hòa vào sông nước. Về đến thiền viện, ngồi lặng lẽ trong phòng, tôi như ngộ ra một điều:
 Đời người chỉ là nắm tro.        
  Thật ra chuyện này chúng ta ai cũng biết. Tôi cũng biết. Nhưng mãi đến khi chính bản thân mình cầm nắm tro của bà cụ, mà trước đó mình ngồi một bên, còn nhìn, còn nói, còn cười gọi tên… bây giờ lại là nắm tro, cũng do chính tay mình đem gởi xuống dòng sông. Bỗng dưng tôi cảm nhận sâu sắc về một đời người, chung cuộc của chiếc thân tứ đại, ai cũng như ai, chỉ là nắm tro. Đã là nắm tro thì không có nắm tro nào sang hơn nắm tro nào, không có nắm tro nào vinh quang hơn nắm tro nào, không có nắm tro nào ti tiện hơn nắm tro nào. Tự nhiên bao nhiêu muộn phiền, toan tính trong lòng rớt xuống. Bởi vì mình đã là nắm tro thì không có lý do gì đi phiền não các nắm tro khác.       
   Chúng ta ít nhiều đã đánh mất cả một quãng đời của mình trong phiền lụy, khổ đau. Cuối cùng tứ đại này không mang theo được vì nó chỉ là nắm tro, chỉ mang theo nghiệp mà thôi. Sao ta không tự hỏi vì cái gì mà ta tạo nghiệp, vì ai mà ta tạo nghiệp ? Vì nắm tro mà tạo nghiệp ! Có vô lý không. Phải chi vì vàng vì ngọc mình tạo nghiệp cũng được đi, nhưng vì nắm tro mà tạo nghiệp thì oan uổng quá. Tạo nghiệp để mưu cầu hạnh phúc, không ngờ lại chuốt quả khổ đau. Bởi vì ranh giới giữa hạnh phúc và khổ đau nằm ở chỗ nào, chúng ta không biết được.       
   Chẳng hạn trời đang nóng mình thèm ăn kem. Ăn được một cây kem thật tuyệt vời, có thể gọi là hạnh phúc. Ăn thêm một cây nữa, cũng còn hạnh phúc. Thêm một cây nữa thì… hết hạnh phúc, bởi vì nó sắp nôn ra đây nè. Nếu ăn kem là hạnh phúc thì càng ăn càng hạnh phúc, ăn một cây hạnh phúc chỉ có một, ăn hai cây hạnh phúc nhân đôi, ăn ba cây hạnh phúc nhân ba. Tại sao ăn ba cây lại hết hạnh phúc? Thì ra chúng ta đã hiểu lầm về hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Là vừa lòng. Tạm định nghĩa ngắn gọn như vậy đi.         
 Mình cho rằng cái gì vừa lòng, thích thú, thỏa mãn là hạnh phúc, mà không biết rằng cơ thể chúng ta, tâm tư chúng ta không bao giờ thỏa mãn được hết. Khi tham là cứ muốn thêm, mà sự tiếp nhận của thân tứ đại có chừng mực. Đến lúc nó không tiếp nhận được nữa, mà nghiệp tham vẫn lôi kéo, thế là có sự xung đột giữa thân và tâm. Như vậy là mất hạnh phúc.
          Phật dạy các pháp chỉ là duyên sinh
thôi, chứ không có cái gọi là chân thật trong đó. Chúng ta luôn mong muốn mình sống thì phải được vừa lòng hoài, nhưng các duyên không biết chuyện ấy. Nó cứ đến cứ đi, cứ họp cứ tan theo cách của nó. Mình không vừa lòng thì thôi, nó không chiều mình. Cho nên rốt lại hạnh phúc không có thật. Nó chỉ là ảo giác của cảm thọ.        
  Cảm thọ có ba:        
  Một là thọ khổ. Khi gặp những cảnh trái ý, nghịch lòng chúng ta không thích, gọi là thọ khổ.         
 Hai là thọ lạc. Gặp những cảnh vừa ý thuận lòng, chúng ta thích thú sung sướng, gọi là thọ lạc.        
  Ba là thọ không khổ không lạc. Khi gặp cảnh bình thường, chúng ta cũng thấy bình thường, gọi là thọ không khổ không lạc.           Trong ba cái thọ này, có một số người thích thọ bình thường. Tại sao? Vì họ bảo có vui thì có khổ. Do sợ khổ nên không dám nhận vui. Lo xa như thế. Thì ra vì né cái khổ mà tránh cả cái vui, chớ không phải giác ngộ cái vui tạm bợ của thế gian vốn không thật. Do đó mà chọn thọ bình thường. Nhưng Phật nói rõ thế này: Ba cái thọ đó đều vô thường, ngay cả thọ bình thường cũng không thường.
          Tóm lại, có thọ là có khổ. Chẳng hạn bây giờ mình không buồn cũng không vui, nhưng có chuyện buồn tới mình sẽ buồn. Chúng ta chọn cái bình thường, nhưng ngoại duyên không mãi bình thường được, nó luôn thay đổi.           Ngoại duyên đến từ bên ngoài, chúng ta không thể chủ động được. Trong toàn bộ đời sống, con người chỉ chủ động một phần, còn lại phần lớn là bị động bởi các duyên bên ngoài. Như thời tiết tốt chúng ta thấy bình thường, dễ chịu, nhưng nếu nước lụt lên thì sao? Khổ liền. Các tỉnh miền Trung, miền Tây Nam bộ lụt hoài, dân mình cứ phải sống theo con nước, hoàn toàn không thể chủ động được. Đâu có ai muốn lụt, nhưng nước vẫn cứ dâng. Đó là duyên bên ngoài. Đến duyên bên trong lục phủ ngũ tạng của chúng ta cũng thế. Có ai muốn bệnh đâu, mà sao vẫn cứ bệnh. Già có bệnh của già, trẻ có bệnh của trẻ. Ngày nay trẻ đã bệnh ké những bệnh của người già. Như vậy thân của mình mà mình nói nó không nghe, biểu đừng bệnh mà vẫn cứ bệnh. Rõ ràng chúng ta mất quyền tự chủ đối với thân tứ đại này rồi. Cho nên Phật bảo thân này không phải của mình.        
  Đã không phải của mình, tại sao người ta nặng nhẹ một chút mình lại nổi sùng? Chúng ta khổ vì chúng ta lầm. Đơn giản vậy thôi. Hàng xóm mích lòng nhau là vì hiểu lầm.
 Phật nói thân này là duyên sinh, do bốn chất đất nước gió lửa hợp thành, đó là phần thân, còn phần tâm là do nghiệp dẫn. Chúng ta tạo nghiệp, rồi nghiệp quay trở lại lưu dẫn chúng ta thọ sanh. Cho nên đời quá khứ chúng ta tạo nghiệp gì nhiều, đời sau sanh ra rất quen thuộc với nghiệp ấy. Thương ai nhiều, ghét ai nhiều, nhắc ai nhiều thì đời sau được gặp lại thôi.        
  Nếu đời quá khứ ta đã là người tu, đời này sanh ra thấy chùa muốn tu ngay. Đời quá khứ là ca sĩ, đời này nghe nhạc là hát. Hát rất hay mà không cần ai chỉ vẽ, vì đã huân tập rồi. Nhiều thiên tài xuất hiện dưới dạng thần đồng, người ta bảo là thiên tư, thật ra nó là dòng nghiệp được nối tiếp từ đời trước.          
Tuy nhiên, đạo Phật bảo nghiệp cũng không thật, có thể thay đổi được. Bởi vì nó do duyên tạo tác, luôn thay đổi sinh diệt. Nếu thật thì nó còn hoài và không thể sửa đổi. Song nó luôn biến dịch nên chúng ta có thể thay đổi được. Khi mê chúng ta tạo nghiệp xấu, nhưng tỉnh rồi không tạo nghiệp xấu nữa, mà tạo nghiệp thiện. Ví dụ chúng ta mê nên có tham sân si, nếu sáng suốt tỉnh táo ta sẽ không thèm tham sân si nữa. Điều đó có người đã làm được, như các bậc thánh nhân, cao tăng xưa cũng như nay. Nhờ thế chúng sanh mới có thể tu thành Phật.        
  Có người thấy tiền thích, có người thấy tiền không thích vì họ không có nhu cầu. Nhu cầu thường không nhất định, do quan niệm và sở thích của mỗi người mà phát sinh. Muốn bớt tham thì bớt nhu cầu. Muốn không tham thì không có nhu cầu. Vậy thôi. Cho nên tham tiền hay không tham tiền, chúng ta làm được, nếu muốn. Giữa hai nghiệp thiện và ác, mình muốn làm ác cũng được, muốn làm thiện cũng được. Làm ác thì nghiệp ác dẫn đi trong đường ác. Làm lành thì nghiệp thiện dẫn đi trong đường lành. Tất cả đều do chúng ta quyết định.          
Có người thắc mắc, khi chết rồi đi về đâu ai mà biết được  
         
 Về vấn đề này, chúng ta có thể lý giải sự có mặt của nghiệp qua những gì mình thấy biết trong đời hiện tại. Như một gia đình, cha mẹ sanh ra ba đứa con. Chúng được chăm sóc như nhau, mà ba đứa không đứa nào giống đứa nào. Chúng khác nhau trên mặt mày, trên tánh tình. Tại sao cùng cha cùng mẹ, cùng sống trong một môi trường, cùng nhận sự yêu thương chăm sóc như nhau mà lại khác nhau? Nhiều đứa bé mới hai ba tuổi đã thể hiện những đường nét riêng của nó. Đường nét riêng này ở đâu ra?  Đâu có chuyện khơi khơi mà ra, chứng tỏ nó có chủng tử nghiệp từ đời trước.           Thêm điều này nữa, chúng ta vừa thấy người nào đó thì mến liền, mặc dù chưa nói chuyện với nhau lần nào. Người ấy có thể dễ mến với mình, nhưng chưa hẳn dễ mến với người khác. Cũng thế, trong trường hợp đối nghịch. Vừa thấy người đó lần đầu, bỗng nhiên ta dị ứng ngay, thì biết oan nghiệp tới rồi. Cho nên lúc ra đi, tâm mình bình an không vấn vương việc gì, không sợ hãi việc gì, không lưu niệm việc gì thì đi thanh thản, theo phước duyên thọ thân sau tốt đẹp. Ngược lại, trước lúc ra đi chúng ta sợ hãi, hoảng loạn, lo nghĩ đến con cháu thì thọ thân sau trong sự trói buộc của nghiệp lực đời trước.       

   Người Phật tử hiểu đạo rất sợ tạo nghiệp. Thân này không giữ được vì nó là nắm tro, nhưng nghiệp sẽ quyết định cho vận mệnh nhiều đời của mình. Chúng ta không đầu tư vào chuyện chăm chút nắm tro, mà lo chuyển hóa tu tập ba nghiệp của mình. Hơn thua nhau từng tiếng là tạo nghiệp bất thiện. Từ đó lưu vào tâm thức những hình ảnh căm tức sân hận, nguyện gặp lại để trả thì rất nguy hiểm. Đó là một trở ngại trong tiến trình tái sinh, nếu chúng ta chưa giải thoát được.      
    Ở đây mục đích của người tu thiền là giải thoát sanh tử, nhưng chúng ta không dám đi quá xa với mức độ tu tập thực tế của mình, chỉ mong quý Phật tử chuyển được nghiệp bất thiện thành nghiệp thiện, định tĩnh trước phút lâm chung để có được hướng đi tốt. Sức mạnh của nghiệp rất đáng sợ. Ví dụ người nữ có tật hay cằn nhằn. Thật ra họ không muốn cằn nhằn nhưng khi đã thành nghiệp rồi, vừa gặp chuyện không hài lòng thì cằn nhằn. Cằn nhằn mà không hay mình đang cằn nhằn. Cho nên mới nói bị nghiệp lôi, không kiềm chế được. Cũng như bên nam có tật uống rượu. Uống quen không uống thấy buồn, thấy thèm. Đặc biệt những lúc căng thẳng, bức xúc là đi kiếm rượu uống. Nhiều vị dư biết uống rượu là uống chất độc mà đã nghiền rồi thì không cưỡng lại được.       
   Thế nên vị nào lỡ ghiền rượu mà muốn bỏ thì xin đừng đi ngang quán rượu. Quán rượu đâu có tay mà kéo quý vị, nhưng cái nghiệp nó sẽ kéo. Nghiệp là gì? Là thói quen. Thật đơn giản mà không đơn giản chút nào. Tại sao? Như nghiệp uống rượu, nghiệp đánh bài, nghiệp hút thuốc… muốn bỏ không phải là chuyện đơn giản.           Lại nữa, chúng ta không ai thích phiền não nhưng luôn luôn sống trong phiền não.       
   Tại sao? Tại quen rồi, bỏ không được. Ai bắt chúng ta phiền não? Ta không có câu trả lời vì ta không dám nhận lỗi về mình. Bây giờ muốn giải trừ phiền não, nhất định phải truy nguyên cho ra nguồn gốc của nó. Phiền não từ mình mà ra. Do si mê tăm tối nên ta tạo nghiệp, nghiệp quay trở lại làm tăng trưởng vô minh. Cứ thế xoay vần gốc vô minh càng lớn, nghiệp lực càng mạnh, chúng ta càng bị nó sai sử, chớ không ai bắt mình cả. Đối với phiền não, nhà Phật gọi nó là giặc. Muốn trừ giặc, trước tiên ta phải phát hiện nó thật sớm, sau đó kiên quyết đuổi sạch, không khoan nhượng mới yên ổn được. Vừa nổi nóng lên ta phát hiện ngay, một tên giặc vừa ló đầu ra, dùng gươm trí tuệ chém nhanh. Tự nói giận làm gì cho mệt, không thèm giận. Đó chính là tu tập, là chuyển hóa nghiệp. Việc này cũng phải có lực, nhà Phật gọi là đạo lực. Muốn có đạo lực mạnh phải liên tục huân tu, không đợi gặp cảnh mới tu.        
  Cái gan của chúng sanh lớn tợn lắm, rất sợ khổ mà chuyên lao vào nhân khổ. Phật nói Bồ-tát sợ nhân chúng sanh sợ quả. Nếu thấy phiền não mệt quá thì đừng thèm phiền não. Thí dụ hồi xưa mình nói chuyện với ai, bất đồng ý kiến là bắt đầu nổi sùng trong bụng, tức thiệt là tức. Bây giờ thấy tức mệt quá mình không tức nữa. Vậy thôi. Ngoài cách đó ra không còn cách nào hữu hiệu hơn. Có người bảo làm không được. Được chứ! Cứ không thèm tức thử coi ai làm gì mình. Thật ra chúng ta không chịu buông cái sân giận mà lại đuổi theo nó, chơi với nó, hòa nhập làm một với nó. Trong tâm cứ bám cứng theo đối tượng làm nhân cho sự tức tối thì làm sao hết tức được.      
    Như có vị ngồi đây trong lòng đang buồn bực chuyện riêng. Lẽ ra hôm nay không đi nghe pháp mà tại sùng bà hàng xóm quá, đi cho khuây khỏa. Nếu chúng tôi chia sẻ với quí vị rằng đừng thèm sùng bà hàng xóm đó nữa, bỏ đi. Quí vị đồng ý thực tập như vậy. Bà ta đâu có nhảy vô bụng của quí vị cản lại điều ấy. Thành thử do ý chí, do quyết định sáng suốt, do sự thực hành của chúng ta thôi.        
Tất cả trạng thái tâm khổ đau là do ta tạo ra
, ta lầm chấp. Người kia có quyền thích ngọt, mình có quyền thích mặn, không thể bắt buộc người kia thích giống mình. Cũng không vì người kia thích ngọt, mà ghét người ta. Điều này vô lý. Tất cả các pháp do duyên sinh, không có duyên nào giống duyên nào, chỉ giống nhau ở chỗ chúng đều là tướng sinh diệt. Tướng sinh diệt thì không chân thật, có gì ta lấn cấn với nhau hoài, cuối cùng không ai hơn ai, cũng không ai tồn tại.        
  Chỉ một thứ tồn tại gây khó cho mình, đó là nghiệp ta đã tạo. Thế mà ta lại quên, cứ tạo hoài. Chính nghiệp tham sân si quyết định cuộc đời tiếp tục của chúng ta. Trong một đời này mình khổ đã ngán rồi, bây giờ gieo nhân để thọ thân nữa thì được khổ nữa. Một lần có thân là khổ, Phật bảo bốn thứ khổ cơ bản của thân là sanh lão bệnh tử, không ai tránh khỏi. Đó là chưa kể tới thành bại hơn thua trong cuộc đời. Thật ra cái chết không đáng sợ, nhưng vì mình mê thân nên sợ chết. Sống thì khổ mà lại không muốn chết. Vậy chớ sống để làm gì? Sống để khổ. Có lạ lùng chưa!         
 Trở lại vấn đề nắm tro. Khi đang sống đây, dù chúng ta thành công vinh quang cách mấy, cũng không giữ được. Vì sự thành công ấy phải gắn liền với chủ nhân, mà chủ nhân sẽ không còn nữa để nhận sự vinh quang kia. Chủ nhân theo vô thường mà trở thành nắm tro. Tội gì vì một nắm tro mà ta khổ triền miên như vậy. Sao không ngay đây thanh thản, hạnh phúc, bình an, để khi trở về với cát bụi, ta chỉ còn lại sự thanh thản, bình an chớ không phải là nghiệp thức mênh mang. Giả như còn nghiệp chúng ta cũng thọ nghiệp lành, tái sanh vào cõi lành. Nếu hết nghiệp chúng ta không còn đi trong sanh tử, vĩnh viễn thoát khỏi khổ đau.       
   Chúng ta cũng nên như thế, sống giữa trùng trùng duyên sinh tương đối, thân này còn không giữ được huống là mọi việc chung quanh. Cho nên người tỉnh ngộ sớm chừng nào thì khỏe chừng đó. Tỉnh ngộ chậm hoặc không khéo tỉnh ngộ thì sẽ khổ đến nhắm mắt. Chẳng những khổ đến nhắm mắt mà cho tới lúc tái sinh vẫn tiếp tục khổ. Chúng ta buông xuống hết những buồn phiền, giận hờn, thương ghét để sống đúng trở lại bản vị của mình. Bên cạnh chùm duyên sinh còn có tánh giác.          
Tánh giác ấy chúng ta hiện có đủ, bình đẳng như nhau và vĩnh cửu bất sanh bất diệt. Chúng ta luôn luôn nghe, luôn luôn thấy rõ ràng, đó là tánh Phật thường biết nơi mỗi chúng sanh. Tánh này không ưu tư, không lao lự toan tính, thường tại như vậy. Chỉ khi buông hết các duyên, ta mới nhận ra mình có tánh giác hiện hữu. Bấy giờ còn thân tứ đại cũng vui mà không còn thân tứ đại cũng vui, sống cũng vui mà chết cũng vui.         
 Trong nhà Phật, người tu giỏi là người buông xả giỏi. Buông tới lúc trong lòng trống rỗng, không còn gì để buông nữa thì sống chết tự tại, vĩnh viễn an vui. Đó là những gì chúng ta cần chia sẻ với nhau.      


Ni sư Thích Nữ Hạnh Chiếu   

Điều Phật dạy .

Một người nghèo hỏi Đức Phật : “Tại sao con nghèo như thế?”
Phật nói : “Vì con chưa học được cách bố thí cho người khác.”
Người ấy nói : “Con không có thứ gì cả, thì lấy gì con bố thí.”
Đức Phật dạy : “Cho dù con hoàn toàn không có cái gì, con vẫn có thể thực hiện bố thí 7 điều này :
...

1. Nhan thí - Bố thí nụ cười,
2. Ngôn thí - Bố thí ái ngữ, nói lời hay.
3. Tâm thí - Bố thí tâm hòa ái, lòng biết ơn.
4. Nhãn thí - Bố thí ánh mắt nhìn thẳng hiền từ.
5. Thân thí - Bố thí hành động nhân ái.
6. Tọa thí - Bố thí nhường chỗ cho người cần.
7. Phòng thí - Bố thí lòng bao dung

Huế về đêm



Huế tĩnh lặng về đêm

Huế về đêm là sự tĩnh lặng của không gian , màu thời gian phủ lên Huế, cảm nhận Huế về đêm với một vẻ tĩnh lặng đến lạ lùng, ẩn trong mình những dấu xưa thành cổ, những rêu phong của thời gian.
Xuyên qua Thành Nội, như đi sâu vào miền cổ tích, khám phá nét cổ mà hoang sơ, yên bình mà bí ẩn của vua chúa. Tĩnh lặng lại trong cái không gian đó, Huế mang cho mình một nét riêng không thể lẫn vào đâu.
Đã có bao người đến với Huế , cảm nhận về Huế với một thứ tình cảm thật đặc biệt. Ai đã đến Huế cũng đều có những kỉ niệm, hay ít nhất một lần gắn với nỗi buồn mưa Huế. Với tôi, chỉ một lần qua Huế, vậy mà đêm nào cũng nhớ Huế, mơ về Huế, thao thức trở về trong đêm mưa Thành Nội..

Thành Nội về đêm











Con cầu nổi tiếng thành phố Huế mộng mơ - câu Trường Tiền







Để có sự tĩnh lặng và sạch đẹp của Huế buổi đêm thì không thể không nhắc tới những con người "không ngủ"



CTV Lê Huy Hoàng Hải/ VOV online

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Ảnh đẹp và lạ

 
NHỮNG GIÂY PHÚT ĐẸP TRONG THẾ GIỚI LOÀI VẬT
Chúng ta không thể giúp hết mọi người, nhưng mọi người đều có thể giúp một ai đó...
 

“Chính niềm tin vào sức mạnh bản thân khiến bạn có thể dời non lấp biển"
“If there is a belief that can make you move mountains, it is the belief in your own strength.” - Marie von Ebner - Eschenbach
https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-snc7/p480x480/303657_465592910140123_128011511_n.jpg

Vì tình yêu dành cho con ngựa của mình, người phụ nữ này đã ngâm mình trong bùn suốt 3 giờ ở bãi biển Avalon, Greelong, nước Úc, để giữ cho đầu ngựa không bị ngập xuống nữa. Khi thủy triều lên, con ngựa bị ngập bùn đến cổ. Chú ngựa Astro nặng 500 kg, sau đó được cứu nguy nhờ một chiếc xe máy kéo và dây da.
Photo: The Woman’s loyalty to her Horse: She spent 3 hours holding its head above the tide after it got stuck in the mud on a beach in Australia. A horse gets stuck up to his neck in mud on a beach as the tide rises. The 500kg horse, named Astro, was freed with the help of a tractor and harness at Avalon Beach in Geelong, Victoria, Australia.

Kẻ mạnh không đàn áp hay vượt lên người khác – mà  truyền thêm sức mạnh giúp người
https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/p480x480/181034_559483014084445_1179271830_n.jpg
 
Tình cảm thắm thiết của đôi bạn thân
Thế giới trẻ thơ thực kỳ diệu, bằng tình yêu, sự hồn nhiên và trí tưởng tượng phong phú có thể cảm hóa, chữa lành cả trong trò chơi !
Photo: Let's see who can give the perfect caption for this picture!

Chú chó Capitan mỗi chiều về bên mộ chủ lúc 6 giờ tối liên tục trong 6 năm, một tuần sau khi chủ qua đời ở Argentina
https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/p480x480/625660_548023601897053_831063178_n.jpg
 
Voi cũng như người. Ai cũng cần một bàn tay đưa ra khi khốn khó...
https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-snc7/p480x480/395221_475964102436337_1305831829_n.jpg

Ở đâu có tình yêu, nơi đó có sự sống (Mahatma Gandhi )
Đôi thiên nga này suốt đời bên nhau vì thiên nga chỉ có một vợ hay chồng.
https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/p480x480/536924_528096203889793_237132508_n.jpg
 
Thế giới bao la mà đời đẹp quá... lá là la... như bài thơ !
https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/p480x480/419236_546428075389939_1620568451_n.jpg
Tôi yêu bạn lắm, dù chúng ta khác nhau và cách biệt như biển cả và đất liền...
https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/p480x480/485389_542510195781727_1913997064_n.jpg
 
Đã khát thiệt!
https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc1/p480x480/576031_559078987458181_1779400395_n.jpg
 
Ngoài vú mẹ ra, nơi thư giãn nhất là đây !
https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/p480x480/559839_555231114509635_942452416_n.jpg
 
Thiên nga đen càng yêu con trắng
https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/p480x480/563148_539866202712793_328150837_n.jpg
 
Nào, hãy chơi thật đẹp, không kể màu da và những khác biệt nhé!
https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/p480x480/529478_538900312809382_714960213_n.jpg
 
Hùm dữ cũng dịu dàng âu yếm con
https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/p480x480/486214_524786144220799_973629937_n.jpg
 
Cô cú tuyết khoe mình!
https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/p480x480/537971_540787399287340_543677619_n.jpg
 
Được chủ cứu thoát khỏi cơn lụt dữ
https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/p480x480/262024_498879673478113_1965327214_n.jpg
 
Chào ngày mới tươi hồng !
https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/p480x480/73660_518456998187047_1837700886_n.jpg
 
Âu yếm là một thuộc tính của mọi tình yêu thương
.