Pages - Menu- inbox

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Huế - Đà Nẵng trong bộ ảnh màu 50 năm trước

   Thời gian có thể làm thay đổi nhiều thứ nhưng nét thâm trầm, lắng đọng của dải đất miền Trung vẫn là nỗi nhớ khôn nguôi của bao người.

Mới đây, trang Swan Point Studio đã chính thức công bố những hình ảnh của nhiếp ảnh gia quốc tế ghi lại Huế - Đà Nẵng những năm 1970.
Những bức ảnh màu cực hiếm này đã ghi lại đời sống của hai địa danh miền Trung đầy nắng và gió cách đây gần 50 năm giúp người xem có thể hình dung lại một thời để nhớ.
Huế

 Xích lô năm 1970 tại Huế.
Xích lô năm 1970 tại Huế.
Huế - Đà Nẵng đẹp ngỡ ngàng trong bộ ảnh màu 50 năm trước

 Nữ sinh Huế.
Nữ sinh Huế.

 Vẻ đẹp tinh khôi bên áo dài của những cô gái Huế.
Vẻ đẹp tinh khôi bên áo dài của những cô gái Huế.

 Một cảnh giặt đồ bên sông Huế.
Một cảnh giặt đồ bên sông Hương.

 Ngư dân bắt cá.
Ngư dân bắt cá ở Lăng Cô.

 Thuyền nhỏ ven sông.
Thuyền nhỏ ven sông.

 Một ngôi chùa làng tại vùng nông thôn ở Huế.
Một ngôi chùa làng tại vùng nông thôn ở Huế.

 Một khách sạn tại Huế bị đánh bom.
Một khách sạn tại Huế bị đánh bom.

 Một hiệu cắt tóc.
Một hiệu cắt tóc.

 Những căn nhà thuyền tại Huế.
Những căn nhà thuyền tại Huế.

 Nữ sinh Huế trên chiếc xe máy hiện đại thời đó.
Nữ sinh Huế trên chiếc xe máy hiện đại thời đó.

 Cảnh thanh bình tại một khu phố ở Huế.
Cảnh thanh bình tại một khu phố ở Huế.
 Đà Nẵng

 Phòng nhạc tại Đà Nẵng.
Phòng nhạc tại Đà Nẵng.

 Thuyền Mỹ sửa chữa tại cảng Đà Nẵng.
Thuyền Mỹ sửa chữa tại cảng Đà Nẵng.

 Nụ cười trẻ thơ tại bến thuyền.
Nụ cười trẻ thơ tại bến thuyền.

 Xóm chài.
Xóm chài.
Huế - Đà Nẵng đẹp ngỡ ngàng trong bộ ảnh màu 50 năm trước
 

 Một mái nhà đặc trưng ở nông thôn thời đấy.
Một mái nhà đặc trưng ở nông thôn thời đấy.

 Nhà đình quây quần chuẩn bị bữa cơm trưa.
Nhà đình quây quần chuẩn bị bữa cơm trưa.
Huế - Đà Nẵng đẹp ngỡ ngàng trong bộ ảnh màu 50 năm trước
 

 Cư dân chuẩn bị ra biển. Mỹ Khê - Đà Nẵng.
Cư dân chuẩn bị ra biển. Tam Hải- Núi Thành
Huế - Đà Nẵng đẹp ngỡ ngàng trong bộ ảnh màu 50 năm trước
 

 Những ngày này ngoài biển vẫn có thể bắt gặp những con tàu tuần tra của Mỹ.

Những ngày này ngoài biển vẫn có thể bắt gặp những con tàu tuần tra của Mỹ.

Sưu tầm ......

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Bãi biển Hoành Sơn

Bãi biển Hoành Sơn hoang sơ tuyệt đẹp
Tôi dự kiến kết thúc chặng đường các tỉnh phía bắc Trung Bộ tại Đèo Ngang, điểm cuối cùng của Hà Tĩnh, nơi tiếp giáp Quảng Bình. Nơi đây - Hoành Sơn đã từng là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành trong lịch sử.
Đèo Ngang là con đèo vượt dãy Hoành Sơn, là một chốt hiểm yếu trên con đường thiên lý Bắc – Nam. Đèo Ngang nổi tiếng không chỉ vì yếu tố lịch sử mà còn là một thắng cảnh nổi tiếng của dải đất miền trung đầy nắng gió. Trên đỉnh đèo có Hoành Sơn Quan, được xây từ thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn, vẫn đứng sừng sững qua bao mưa nắng thời gian cho tới bây giờ… Đèo Ngang đã trở thành một huyền thoại đi vào văn chương, thi ca.

Tìm một chặng nghỉ chân trước khi vượt qua con đèo và dãy Hoành Sơn, tôi đã dừng lại ở bãi biển Hoành Sơn. Nằm ngay dưới chân đèo Ngang, đúng hơn là nằm ngay ngã ba từ tuyến quốc lộ 1A đi sát biển phân nhánh – một nhánh lên đèo theo con đường xưa cả ngàn năm, một nhánh đi xuyên hầm Đèo Ngang qua núi, bãi biển Hoành Sơn hoang sơ và lẩn khuất…
Bình minh trên bãi biển Hoành Sơn, biến vắng trong ánh ban mai
Chỉ có những con sóng tràn lên bờ cát, lên những bãi đá. Phía xa là dải Hoành Sơn xanh mờ nhô ra biển
Bãi Hoành Sơn thuộc địa phận xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh – cách chân đèo Ngang chưa tới 2km (theo hướng quốc lộ Bắc – Nam), phía bên kia là địa phận Quảng Bình. Có lẽ ở nơi “tận cùng” này, mọi thứ vẫn còn hoang sơ như con đèo và dãy Hoành Sơn hùng vĩ.
Bãi biển Hoành Sơn được dãy núi bao bọc che chở nên kín đáo và lặng gió; nước trong, xanh ngắt. Nơi đây thừa hưởng khí hậu cũng như phong cảnh của cả biển và núi rừng. Ở bãi biển có thể nhìn thấy dãy Hoành Sơn – dãy núi chạy từ dải Trường Sơn – kéo ra tận biển Đông. Ở đó cũng có những bãi đá lô xô lan từ núi ra biển như như bãi “đá nhảy” như nhiều bãi biển miền Trung…
Thấp thoáng bóng dáng những ngư dân
 
Bãi biển Hoành Sơn nhỏ, hẹp, không thể là những bãi tắm hoành tráng mang tính công nghiệp du lịch ở miền trung như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An)… nhưng lại gây ấn tượng bởi sự hùng vĩ và hoang sơ của thiên nhiên, sự giản dị của cuộc sống con người.
Khi con sóng rút đi…
 
Buổi chiều, biển như bình yên và buồn hơn
 
Con thuyền cô đơn cũng đang ngơi nghỉ
 
Bãi đá và những mảng rêu cũng lặng lẽ
Bãi biển Hoành Sơn chắc chắn sẽ hấp dẫn những người ưa phiêu lưu, khám phá. Thử xem, một buổi chiều trên bãi biển, trời man mác, không có ai và bất chợt một… đàn bò hiện ra. Dải Hoành Sơn đâm ra biển xanh mờ, những con sóng chồm lên bãi đá… Và thử xem, buổi chiều lên con đèo và xuống khi trời muộn; vẳng nghe thơ Bà Huyện Thanh Quan: “Một mảnh tình riêng ta với ta…”.
Một bức tranh của biển để lại
 
Đàn bò thủng thẳng đi về…

Phật thiêng xuyên núi

Choáng ngợp hàng nghìn tượng Phật thiêng xuyên núi 
Đây có thể coi là một trong những di sản lớn nhất về đạo Phật còn lưu giữ được đến ngày nay. 
Nằm ẩn mình trong khu rừng rậm hoang vu của cao nguyên Deccan (Ấn Độ), hang động Ajanta đã bị lãng quên trong một thời gian dài. Vào năm 1819, một nhóm người Anh đi săn cọp trong khu vực này đã tình cờ phát hiện hệ thống hang động Ajanta. Quần thể hang động Ajanta là di tích quý giá đại diện cho thời kỳ Hưng thịnh của Phật giáo tại Ấn Độ
alt
Ajanta tọa lạc ở lưng chừng núi, bên dưới hang động là lòng vực cùng dòng sông Waghora uốn khúc. Hang động được bố trí theo dạng hình móng ngựa, khoét sâu vào bên trong vách núi đá thẳng đứng cao 76m.Di tích hang động Ajanta có tất cả 30 hang, bao gồm Thánh đường Phật giáo và các khu phụ cận. Các nhà khảo cổ đã đánh dấu các hang theo số thứ tự. 
alt
Quần thể hang động Ajanta không được tạo dựng trong một thời kỳ liên tục nên các nhà nghiên cứu phân chia các hang động theo từng thời kỳ xây dựng. Nó gồm hai phần: cụm hang được tạo dựng vào giai đoạn đầu vào thế kỷ II TCN gồm hang số 8, 9, 10, 12, 13, 15A mang màu sắc của Phật giáo nguyên thủy. Cụm hang sau được xây dựng vào thế kỷ V, mang màu sắc Phật giáo mới. Tuy nhiên, một số hang vẫn còn chưa được hoàn tất.
alt
Dù vẫn còn một số hang vẫn chưa được hoàn thành, Ajanta vẫn là quần thể chùa hang vô cùng lớn trên thế giới do bàn tay con người tạo ra.
alt
Một trong những điểm đặc biệt của quần thể hang động này chính là một số lượng khổng lồ các bức tượng điêu khắc về đạo Phật. Đây được coi là những tác phẩm hội họa đẹp nhất của nghệ thuật Phật giáo.
alt
Ngay những bước chân đầu tiên tham quan quần thể kiến trúc này, du khách có thể bắt gặp những khung cảnh hết sức vĩ đại. “Mặt tiền” của hang động, hàng dài tượng Phật được đục đẽo bằng tay vô cùng khéo léo ngay trên bề mặt của vách đá, hay cả một điện thờ với những cột trụ vô cùng chắc chắn được tạo nên bởi các nghệ nhân ngay trong lòng núi đá.
 
alt
Hang số 12 được đẽo trong thời kỳ đầu và được gọi là Tăng viện; đây là nơi sinh sống của những thầy tu ngày xưa. Họ sinh hoạt và tu hành trong không gian chật hẹp. Các thầy tu dùng bệ đá làm giường ngủ, họ luôn tuân thủ trong quá trình tu hành khổ hạnh theo cách như thế.
alt
Hang số 9 có tên gọi là Tháp viện, là một căn phòng dùng làm nơi cầu nguyện của các nhà tu hành. Tháp viện mang ý nghĩa rất linh thiêng, là nơi tôn thờ thánh tích của Đức Phật. Thời kỳ này hoàn toàn không có sự hiện diện của các tượng Phật. Vì vậy, Tháp Phật được xem là một biểu tượng linh thiêng để tôn thờ và phụng sự.
alt
Nhóm hang động thứ 2, tượng Phật hiện diện khắp nơi. Có tượng Phật ngồi thể hiện rằng, đã đạt được sự giác ngộ dưới cội bồ đề, xung quanh là sự cám dỗ của quỷ ma. Trước khi giác ngộ, Đức Phật đã trải qua nhiều giai đoạn tu luyện, tất cả đều được thể hiện qua hàng loạt tác phẩm điêu khắc trong hang. 
alt
Có được các tác phẩm tượng Phật đạt đến vẻ đẹp đỉnh cao như thế là nhờ vào các họa sĩ và nhà điêu khắc đã thấm nhuần Phật pháp. Chính họ đã góp phần rất lớn tạo nên giá trị cho quần thể hang động Ajanta.
alt
Từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ VII là giai đoạn phát triển của nghệ thuật Phật giáo tại hang động Ajanta. Đó là những bức bích họa được vẽ trên tường trong hang động.
alt
Cách mà những người thợ dùng để tạo ra những tác phẩm của mình cũng vô cùng độc đáo. Theo một số tài liệu, nguyên liệu chính để làm nên những bức vẽ chính là đá cuội và các loại rau quả. 
alt
Rau quả được nghiền nát ra để tạo thành 1 chất keo, sau đó được nghiền tiếp với các viên sỏi đầy màu sắc để tạo ra một loại “sơn” cho những tác phẩm này. Minh chứng rõ nhất chính là những hình tượng Phật trên những bức tường ở hang số 10 dù đã trải qua nhiều thế kỷ nhưng vẫn không hề bị phai màu.
alt
Có thể nói, nghệ thuật hội họa của người Ấn Độ cổ đại đã đạt đến chất lượng hoàn hảo về màu sắc cũng như bố cục. Các tác phẩm này đã qua cuộc thử nghiệm thành công của thời gian.
alt
Quần thể chùa hang Ajanta là di tích lịch sử lớn nhất thế giới đã được UNESCO công nhận vào năm 1983. Đây có thể coi là một trong những di sản lớn nhất về đạo Phật còn lưu giữ được đến ngày nay.